Biểu phí giá thu phí giữ xe tại TP HỒ CHÍ MINH

BIỂU GIÁ VÀ QUY ĐỊNH THU PHÍ GIÁ PHÍ GIỮ XE TRONG TPHCM

Biểu giá thu phí giữ xe trong TP HCM khách có thể tham khảo các quy định cũng như mức giá thu phí từng loại xe chi tiết giá thu phí theo thời gian chung cư tòa nhà bãi xe siêu thị bệnh viện trường học.

Căn cứ Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Công văn số 5833/BTC-CST ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc thu phí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,

Ủy ban nhân dân thành phố kính trình Hội đồng nhân dân thành phố về việc thu phí trông giữ xe trên địa bàn thành phố như sau:

Tình hình thực tế:

Hiện nay, việc thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn thành phố được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 245/2005/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô và phí tạm dừng, đỗ xe ô tô trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua tại Nghị quyết số 34/2005/NQ-HĐND ngày 26 tháng 12 năm 2005. Mức thu cụ thể như sau:

Xe đạp, xe máy:

  1. a) Các điểm giữ xe ở các bệnh viện, trường học, công sở, chợ, chung cư:

+ Xe đạp: 500 đồng/lượt/ngày; 1.000 đồng/lượt/đêm.

+ Xe máy: 1.000 đồng/lượt/ngày; 2.000 đồng/lượt/đêm.

+ Bảng giá xe tháng tại chung cư: không quá 30.000 đồng/tháng (do Ban quản lý chung cư thỏa thuận với cộng đồng dân cư tại chung cư).

  1. b) Các điểm giữ xe tại khu vui chơi, giải trí, địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, nhà hàng, khách sạn, vũ trường, rạp hát, các chợ Bến Thành, An Đông, Bình Tây, Kim Biên:

+ Xe đạp: 1.000 đồng/lượt/ngày; 2.000 đồng/lượt/đêm.

+ Xe máy: 2.000 đồng/lượt/ngày; 3.000 đồng/lượt/đêm.

Ô tô:

Lượt trong ngàyTháng
LoạiMức thuLoạiMức thu
4 chỗ5.000 đồng< 7 chỗ150.000 đồng
4 – 15 chỗ7.000 đồng> 7 đến 16 chỗ210.000 đồng
> 15 chỗ10.000 đồng

Đối với các điểm, bãi trông giữ xe ô tô có điều kiện trông giữ những xe ô tô có chất lượng cao, yêu cầu về điều kiện phục vụ cao hơn những điều kiện trông giữ thông thường và các điểm, bãi trông giữ xe tại các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa mà khách tham quan có nhu cầu gửi xe nhiều giờ thì có thể sử dụng hệ số điều chỉnh từ 1 đến 2 đối với những trường hợp có nhu cầu.

Sự cần thiết phải điều chỉnh:

  1. Cơ sở pháp lý:

Quyết định số 245/2005/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô và phí tạm dừng, đỗ xe ô tô trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 71/2003/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 16 tháng 10 năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 97/2006/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thay thế Thông tư số 71/2003/TT-BTC, trong đó mức thu phí trông giữ xe tăng cao hơn so với mức thu theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2003/TT-BTC.

  1. Thực tế:
Xem thêm bài viết liên quan :  Bồi thường khi bãi giữ xe mất xe

– Mức thu phí quy định tại Quyết định số 245/2005/QĐ-UBND hiện nay không còn phù hợp với tình hình thực tế do ảnh hưởng của tình hình giá cả (chỉ số giá tháng 9 năm 2011 đã tăng 94,86% so với thời điểm tháng 12 năm 2005).

– Các loại phương tiện giao thông hiện nay có giá trị tăng cao so với năm 2005 nên trách nhiệm bồi thường của người trông giữ xe cũng phải tăng tương ứng.

– Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về niêm yết giá và thực hiện đúng giá niêm yết trên địa bàn thành phố cho thấy hầu hết các bãi giữ xe thu quá giá quy định. Mức thu phổ biến ở các quận – huyện là 1.000 đồng/lượt đối với xe đạp và 2.000 – 3.000 đồng/lượt đối với xe máy. Cá biệt tại quận 1, có nhiều nơi thu 5.000 – 10.000 đồng/lượt đối với xe máy, giữ theo tháng từ 170.000 – 250.000 đồng/tháng/xe. Các chủ bãi trông giữ xe thường nêu lý do mức thu quy định tại Quyết định số 245/2005/QĐ-UBND quá thấp so với mặt bằng giá cả hiện nay, không đủ bù đắp chi phí. Tình trạng này gây bức xúc cho người có nhu cầu gửi xe và khó khăn cho công tác quản lý giá của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố.

Do đó, việc điều chỉnh Quyết định số 245/2005/QĐ-UBND là cần thiết và phù hợp với những quy định về pháp lý và thực tiễn.

Đối tượng và phạm vi áp dụng:

  1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

– Đối tượng áp dụng: chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô.

– Phạm vi áp dụng: tại các điểm, bãi trông giữ xe công cộng do tổ chức, cá nhân đã được cấp phép thực hiện việc trông giữ xe.

  1. Phạm vi không áp dụng mức thu phí:

– Trông giữ xe tại các cơ quan hành chính nhà nước: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ là trông giữ xe miễn phí cho người đến giao dịch, làm việc.

– Trông giữ xe tại các dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ chuyên về trông giữ xe được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư với nguồn vốn ngoài ngân sách. Mức thu phí tại các địa điểm này áp dụng đối với từng dự án cụ thể và do Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố thông qua.

  1. Mức thu đề nghị:
  2. Theo quy định:

Theo quy định tại Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006, Bộ Tài chính hướng dẫn về phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô như sau: mức thu phí tùy thuộc vào phương thức nhận trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô mà có mức thu tương ứng với các hình thức thu cho phù hợp, như:

– Mức thu phí lượt ban ngày đối với xe đạp không quá 1.000 đồng/lượt, đối với xe máy không quá 2.000 đồng/lượt, đối với ô tô thì tùy theo số ghế hoặc trọng tải của xe, nhưng cũng không quá 10.000 đồng/lượt; riêng đối với đô thị loại đặc biệt, mức thu phí đối với ô tô có thể áp dụng mức thu cao hơn, nhưng không quá 20.000 đồng/lượt.

– Mức thu phí trông giữ ban đêm có thể cao hơn mức thu phí ban ngày, nhưng tối đa không quá hai lần mức thu phí ban ngày. Trường hợp trông giữ cả ngày và đêm thì mức thu phí cả ngày và đêm tối đa bằng mức thu phí ban ngày cộng với mức thu phí ban đêm.

– Mức thu phí theo tháng tối đa không quá năm mươi lần mức thu phí ban ngày.

– Đối với các điểm, bãi trông giữ ở các bệnh viện, trường học, chợ… là những nơi có nhiều nhu cầu trông giữ phương tiện cần áp dụng mức thu phí thấp hơn các nơi khác.

– Đối với các điểm, bãi trông giữ ô tô có điều kiện trông giữ những xe ô tô có chất lượng cao, yêu cầu về điều kiện phục vụ cao hơn những điều kiện trông giữ thông thường và các điểm, bãi trông giữ xe tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá mà khách tham quan thường có nhu cầu gửi xe nhiều giờ, thực hiện công việc trông giữ khó khăn hơn những nơi khác, thì có thể sử dụng hệ số điều chỉnh từ 1 đến 3 đối với những trường hợp có nhu cầu.

Tuy nhiên, ngày 11 tháng 5 năm 2010, Bộ Tài chính có Công văn số 5833/BTC-CST hướng dẫn về việc thu phí trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Bộ Tài chính hướng dẫn: “Đối với các khoản phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tiến hành rà soát, trường hợp thấy cần thiết phải quy định tăng vượt mức trần quy định tại Thông tư số 97/2006/TT-BTC thì căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của từng địa bàn trong thành phố để xây dựng phương án tăng mức phí để trình Hội đồng nhân dân thành phố quyết định”.

Như vậy, mức thu phí trông giữ xe trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có thể cao hơn mức thu tối đa quy định tại Thông tư số 97/2006/TT-BTC.

  1. Mức thu đề nghị:
Xem thêm bài viết liên quan :  Đầu tư hệ thống giữ xe thông minh

          2.1. Nguyên tắc:

– Mức thu phí ban đêm cao hơn mức thu ban ngày.

– Mức thu cả ngày và đêm bằng mức thu ban ngày cộng (+) mức thu ban đêm.

– Mức thu tháng bằng 50 lần mức thu ban ngày.

– Thời gian ban đêm được xác định từ 21 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau (kế thừa Quyết định số 39/2006/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về quy định thời gian làm việc ban đêm trong Quyết định số 245/2005/QĐ-UBND). Trường hợp thời gian trông giữ gồm 2 giai đoạn: trước và sau 21 giờ thì tính phí như sau:

+ Nếu tổng thời gian trông giữ ít hơn 10 giờ: tính mức thu phí ban ngày hoặc ban đêm (thời gian trông giữ trước 21 giờ nhiều hơn thời gian trông giữ sau 21 giờ thì thu phí theo mức thu ban ngày và ngược lại).

 + Nếu tổng thời gian trông giữ từ 10 giờ trở lên thì thu phí theo mức cả ngày và đêm.

2.2. Đối tượng: Đề xuất phân loại theo loại xe ô tô và xe 2 bánh:

  1. a) Đối với xe 2 bánh (xe đạp, xe đạp điện, xe điện, xe máy):

– Mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy được phân chia theo địa điểm trông giữ. Mục đích là nhằm quy định mức thu phù hợp cho từng nhóm đối tượng (nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 và nhóm 2 thấp hơn nhóm 3) theo nguyên tắc tại Thông tư số 97/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:

+ Nhóm 1: gồm các địa điểm trông giữ tại trường học, bệnh viện.

+ Nhóm 2: gồm các địa điểm trông giữ tại chợ, siêu thị, chung cư hạng III, IV, cửa hàng kinh doanh (dịch vụ, thời trang, ăn uống,…) và các trụ sở cơ quan, tổ chức (trừ cơ quan hành chính nhà nước).

+ Nhóm 3: chung cư hạng I, II, khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn, vũ trường, rạp hát, trung tâm thương mại phức hợp.

(Trong đó, việc xác định hạng nhà chung cư được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 14/2008/TT-BXD ngày 02 tháng 6 năm 2008 về việc phân hạng nhà chung cư).

– Trong quá trình khảo sát, thu thập ý kiến của các Sở ngành, quận huyện, một số đơn vị có ý kiến như sau:

+ Đề nghị phân biệt mức thu giữa xe số và xe tay ga. Vì thực tế hiện nay, với cùng mức phí, nhiều điểm trông giữ từ chối nhận giữ xe tay ga với lý do xe tay ga có kích thước lớn, chiếm chỗ nhiều, đồng thời nếu xảy ra mất mát, giá trị phải bồi thường nhiều hơn loại xe số. Mức đề xuất cụ thể là xe tay ga cao hơn xe số 1.000 đồng/xe ở mỗi nội dung thu. Riêng loại xe số từ 175cm3 cũng xếp vào nhóm xe tay ga vì có giá trị lớn và chiếm chỗ nhiều.

Sau khi xem xét, Ủy ban nhân dân thành phố nhận thấy việc phân biệt mức thu giữa xe số và xe tay ga, xe phân khối lớn là phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời nhận thấy chênh lệch mức thu giữa 2 loại phương tiện này không nhiều và nằm trong khả năng chi trả của người có nhu cầu gửi xe tay ga và xe phân khối lớn.

+ Mức thu phí trông giữ xe máy và xe điện đã bao gồm tiền trông giữ mũ bảo hiểm. Vì thực tế qua công tác kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về giá, các chủ bãi trông giữ xe thường nêu lý do thu quá giá quy định là do thu thêm tiền trông giữ mũ bảo hiểm. Điều này gây bức xúc cho người dân và gây khó khăn cho công tác kiểm tra giá của địa phương.

  1. b) Đối với ô tô: riêng đối với xe ô tô, trước tình hình ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên, đặc biệt là khu vực trung tâm thành phố nên mức thu phí đối với loại xe này phải đáp ứng nguyên tắc hạn chế lượng xe vào trung tâm thành phố, do đó không thể phân biệt mức thu phí theo nhóm như loại xe 2 bánh. Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị theo hướng khu vực trung tâm thành phố gồm các quận 1, 3, 5 cao hơn các quận, huyện khác.

Nguyên tắc đề xuất mức thu phí là theo số ghế hoặc tải trọng của xe (theo quy định tại Thông tư số 97/2006/TT-BTC), theo đó, xe nhỏ có mức thu phí thấp hơn xe lớn.

Xem thêm bài viết liên quan :  Biểu giá thu giữ xe tại TPHCM

2.3. Mức thu đề xuất:

– Xe đạp, xe đạp điện (kể cả trông giữ mũ bảo hiểm):

 

Thời gianĐơn vị tínhMức thu hiện nay (QĐ 245/2005/QĐ-UBND)Tham khảo mức tối đa của TT 97/ 2006/ TT-BTCMức thu đề xuất
Nhóm 1Nhóm 2Nhóm 3
Nhóm 1Nhóm 2
Ngàyđồng/ xe/lượt5001.0001.0005001.0002.000
Đêmđồng/ xe/lượt1.0002.0002.0001.0002.0004.000
Cả ngày và đêmđồng/ xe/lượt3.0001.5003.0006.000
Thángđồng/xe /thángGiữ xe tại chung cư tối đa 30.00050.00025.00050.000100.000

 

– Xe máy (xe số và xe tay ga), xe điện (kể cả trông giữ mũ bảo hiểm):

 

Thời gianĐơn vị tínhMức thu hiện nay (QĐ 245/2005/ QĐ-UBND)Tham khảo mức tối đa của TT 97/ 2006/ TT-BTCĐề xuất điều chỉnh
Nhóm 1Nhóm 2Nhóm 1Nhóm 2Nhóm 3
Xe số dưới 175cm3, xe điện:
NgàyĐồng/ xe/lượt1.0002.0002.0002.0003.0004.000
ĐêmĐồng/ xe/lượt2.0003.0004.0003.0004.0005.000
Cả ngày và đêmĐồng/ xe/lượt6.0005.0007.0009.000
ThángĐồng/xe/tháng100.000100.000150.000200.000
Xe tay ga, xe số từ 175cm3 trở lên:
NgàyĐồng/ xe/lượt1.0002.0002.0003.0004.0005.000
ĐêmĐồng/ xe/lượt2.0003.0004.0004.0005.0006.000
Cả ngày và đêmĐồng/ xe/lượt6.0007.0009.00011.000
ThángĐồng/xe/tháng100.000150.000200.000250.000

 

– Ô tô:

Thời gianĐơn vị tínhMức thu hiện nay (QĐ 245/2005/QĐ-UBND)Tham khảo mức tối đa của TT 97/2006/ TT-BTCMức thu điều chỉnh
Khu vực quận 1, 3, 5Các quận huyện còn lại
Từ 10 chỗ trở xuống:
Ngàyđồng/xe /lượt4 chỗ: 5.000

4-15 chỗ: 7.000

Chỉ tính theo lượt, không phân biệt mức thu ngày, đêm

20.00020.00015.000
Đêmđồng/xe /lượt40.00040.00030.000
Cả ngày và đêmđồng/xe /lượt60.00060.00045.000
Thángđồng/xe /thángDưới 7 chỗ: 150.000. Trên 7 chỗ đến dưới 16 chỗ: 210.0001.000.0001.000.000750.000
Trên 10 chỗ:
Ngàyđồng/xe /lượt Trên 15 chỗ: 10.000

Chỉ tính theo lượt, không phân biệt mức thu ngày, đêm

20.00025.00020.000
Đêmđồng/xe /lượt40.00050.00040.000
Cả ngày và đêmđồng/xe /lượt60.00075.00060.000
Thángđồng/xe /thángTrên 7 chỗ đến dưới 16 chỗ: 210.0001.000.0001.250.0001.000.000
  1. Quản lý và sử dụng nguồn thu phí trông giữ xe:

Phí trông giữ xe là khoản phí thu được từ dịch vụ không do Nhà nước đầu tư. Do đó, tổ chức, cá nhân thu phí thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả thu phí. Cụ thể: số tiền phí thu được được xác định là doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí. Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, tổ chức, cá nhân thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được cùng với kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh khác (nếu có) với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

  1. Công khai chế độ thu phí:

Tổ chức, cá nhân thu phí có trách nhiệm niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu phí, mức thu phí, phương thức thu và văn bản quy định thu.

VII. Chứng từ thu phí:

Tổ chức, cá nhân thu phí phải lập và cấp biên lai cho đối tượng nộp phí. Biên lai thu phí do cơ quan thuế địa phương cấp; tổ chức, cá nhân thu phí phải sử dụng, quyết toán biên lai theo đúng quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

VIII. Xử lý vi phạm:

Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí và Thông tư số 06/2004/TT-BTC ngày 04 tháng 02 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.

Kính trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

(Đính kèm dự thảo Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố về việc ban hành mức thu phí trông giữ xe trên địa bàn thành phố)./.

0938798647